Ở kỳ thi tháng 7/2020, Trần Hồng Vân đã xuất sắc pass hai môn ACCA là TX/F6 và AA/F8 với số điểm ấn tượng và tiếp tục chinh phục thành công hai môn ACCA là FR/F7 và FM/F9 với số điểm thuyết phục ở kỳ thi ACCA tháng 9/2020. Hãy cùng tìm hiểu xem cô gái này đã áp dụng công thức nào để học & thi ACCA với tốc độ “chóng mặt” và đạt được điểm số “cao thủ” như vậy nhé!
Chào mọi người, mình là Trần Hồng Vân. Mình vừa tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế Quốc dân, chuyên ngành Kiểm toán. Tháng 9/2020 vừa rồi, mình đã đăng ký thi và may mắn pass 2 môn ACCA là FR/F7 và FM/F9. Trước đó, ở kỳ thi tháng 7/2020, mình cũng đã đạt được thành tích tương đối tốt ở 2 môn TX/F6 và AA/F8.
Thực ra, ban đầu mình thấy hơi tiếc một chút vì mục tiêu mình đã đặt ra là hai môn đều trên 70 điểm. Tuy nhiên, khi nhận được kết quả, mình vẫn rất vui mừng và đã báo tin lại cho anh Kỳ - giảng viên 2 môn FR/F7 và FM/F9 của mình tại SAPP vì anh đã hỗ trợ mình rất nhiều trong quá trình học và ôn tập. Hành trình chinh phục ACCA của mình đã được rút ngắn thêm 2 môn nữa rồi (Cười).
Trước khi quyết định theo đuổi một chứng chỉ quốc tế như ACCA, mình đã tìm hiểu và cân nhắc rất kỹ lưỡng vì cần sự kiên trì và nỗ lực rất nhiều.
Qua quá trình tìm hiểu, mình biết được những lợi ích rất lớn mà chứng chỉ ACCA mang lại:
Là một sinh viên ngành Kiểm toán, những lợi ích mà ACCA mang lại đáp ứng được tất cả các nhu cầu và mong muốn của mình, đó chính là lý do tại sao mình không thể bỏ qua chứng chỉ danh giá này.
Đối với môn F7, mình đã kết thúc khoá học từ năm ngoái, còn với môn F9, mình đăng ký thi ngay sau khi học xong. Sau khi nhận được kết quả thi của 2 môn, mình rút ra kinh nghiệm là nên đăng ký thi ngay khi kết thúc khóa học để tiết kiệm thời gian và có kết quả tốt hơn vì như môn F7 (đã học xong từ lâu), các kiến thức mình đã quên đi rất nhiều, trước khi vào kỳ thi, mình đã phải dành khoảng nửa tháng để ôn tập lại các kiến thức, cũng như tạo động lực để giúp bản thân kiên trì trong quá trình ôn luyện.
Để đạt được kết quả thi như vậy, mình thực sự cảm ơn sự hỗ trợ rất nhiệt tình từ SAPP, đặc biệt là anh Kỳ - giảng viên 2 môn F7 và F9 của mình, từ việc cung cấp tài liệu học tập đầy đủ, đưa ra lộ trình ôn tập rõ ràng, đến nhiệt tình giải đáp các thắc mắc của mình trong quá trình ôn tập thông qua các group hỗ trợ học tập. Ngoài ra, SAPP còn dành ra 3 buổi học tương ứng với 10h revision để giúp học viên hệ thống lại kiến thức, cũng như giải đáp thắc mắc, đối với mình, đây là những giờ học rất hữu ích trong quá trình ôn tập của bản thân.
Vì kỳ thi tháng 6 năm nay bị đẩy lùi sang tháng 7, nên mình chỉ có khoảng 2 tháng để ôn tập cho 2 môn FR/F7 và FM/F9.
Đối với môn F7, mình dành ra khoảng nửa tháng để ôn tập lại kiến thức đã học, sau đó, làm bài tập trong cuốn kit BPP và cuối cùng là làm tất cả các Past Exams từ 2017-2019 để không bỏ lỡ bất kỳ kiến thức trọng tâm nào.
Đối với môn F9, mình kết hợp làm luôn bài tập sau mỗi buổi học, nhờ đó, mình có thể tìm ra các vấn đề mà mình chưa rõ, các thắc mắc mình gặp phải trong suốt quá trình làm bài và hỏi lại giảng viên ngay tức thì, tránh để bị hổng kiến thức. Đến giai đoạn tự ôn tập, mình hoàn thành các bài tập còn lại và cuối cùng là làm Past Exam trong khoảng 1 tuần trước khi thi.
Hai môn F7 và F9 đều có cấu trúc đề thi bao gồm 60 điểm trắc nghiệm và 40 điểm tự luận. Về phần trắc nghiệm, các bạn nên làm kỹ các bài tập trong cuốn Kit BPP để có đầy đủ nền tảng kiến thức cơ bản và lúc đi thi thì chỉ cần mang theo sự tự tin nữa thôi là mình nghĩ bạn có thể hoàn thành tốt phần trắc nghiệm rồi. Về phần tự luận, mình tập trung ôn theo các dạng bài, làm nhiều ở các dạng bài tập mà mình còn mơ hồ để củng cố thêm.
Đối với môn F9 nói riêng, phạm vi phần lý thuyết tương đối rộng, mình đã ôn tập lại theo slide hệ thống kiến thức của anh Kỳ đã gửi sau mỗi buổi học để nắm và nhớ được các nội dung chính.
Đề thi 2 môn F7 và F9 đều tập trung chủ yếu về tính toán, có nhiều phần kiến thức bổ trợ cho nhau, tuy nhiên, cũng sẽ có những điểm khác biệt và đánh lừa thí sinh, khiến mình dễ bị nhầm lẫn. Vì vậy, mình nghĩ rằng nếu lựa chọn thi 2 môn trong cùng một kỳ thì nên kết hợp giữa 1 môn thiên về tính toán và 1 môn thiên về lý thuyết, case study, để quá trình ôn tập được dễ dàng và đạt kết quả thi cao nhất.
Mình chủ yếu tận dụng những tài liệu được SAPP cung cấp như Textbook do SAPP biên soạn độc quyền rất dễ hiểu và dễ nhớ, kết hợp với textbook của BPP, Kit BPP, Tài liệu do giảng viên là anh Kỳ gửi sau mỗi buổi học, cuối cùng và không thể thiếu chính là Past Exam trên website của ACCA.
Cơ duyên của mình đến với SAPP khi mình tham gia NEU Career 2019 và nhận được tư vấn từ các chị tư vấn viên của SAPP, từ đó, giúp mình có cái nhìn rõ hơn về chứng chỉ ACCA, cũng như con đường theo đuổi chứng chỉ này nói riêng và con đường phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Tài chính nói chung. Các anh chị bên SAPP luôn hỗ trợ mình rất nhiều trong quá trình học, đặc biệt là các anh chị giảng viên trong đó có anh Kỳ, ngoài việc giúp mình nắm bắt kiến thức môn học, còn giúp mình có thêm hiểu biết, chia sẻ về các trải nghiệm làm việc thực tế khi làm việc trong lĩnh vực Kiểm toán mà mình đang theo đuổi.
Tùy thuộc vào mục tiêu của mỗi người, theo mình, thời gian ôn luyện nhiều không phải yếu tố chính giúp bạn đạt được điểm cao trong bất cứ kỳ thi nào, mà thay vào đó là thái độ. Khi bắt đầu vào việc học, hãy học thật nghiêm túc, làm bài tập ngay trong quá trình học để nắm bắt kiến thức và tiết kiệm thời gian, lên lộ trình ôn tập rõ ràng để cân bằng giữa học tập và công việc, cuối cùng là nên đăng ký thi ngay khi kết thúc khóa học.
Cảm ơn Vân về những chia sẻ rất chân thành và hữu ích vừa rồi. Chúc Vân có thật nhiều sức khỏe để tiếp tục đạt được nhiều thành tích tốt trong những kỳ thi ACCA tiếp theo và sớm chinh phục được chứng chỉ danh giá này nhé!
>> Xem thêm tại:
Nhận tư vấn ngay lộ trình chinh phục ACCA tại đây