ACCA

Công Việc Của Kiểm Toán Nội Bộ Là Gì? Giải Mã Nghề Kiểm Toán Nội Bộ

Written by SAPP Academy | Nov 6, 2023 3:48:53 AM

1. Công việc và vai trò của Kiểm toán nội bộ 

Trong doanh nghiệp, công việc của một Kiểm toán nội bộ sẽ bao gồm: 

  • Quản trị rủi ro, quản lý và kiểm soát hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, độ tin cậy của các thông tin tài chính

  • Thu thập, phân tích, đánh giá các chứng từ kế toán, báo cáo

  • Xác định những sai sót và đề xuất phương án loại trừ hoặc giảm thiểu rủi ro đến mức chấp nhận được và tiết kiệm chi phí

  • Đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch Kiểm toán hàng năm

  • Tham gia tư vấn, hoàn thiện, xây dựng, đào tạo các chuẩn mực kiểm toán cho phòng Kế toán - Kiểm toán trong doanh nghiệp

Như vậy, Kiểm toán nội bộ là những quan sát viên có vai trò tư vấn và đảm bảo (thông qua rà soát, kiểm toán, kiểm tra,...) một cách độc lập, khách quan để giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu.​​ Chính vì thế để đảm bảo tính độc lập cao nhất, Kiểm toán nội bộ thường chịu sự giám sát chuyên môn trực tiếp của lãnh đạo cấp cao nhất của doanh nghiệp, có thể là Ban Kiểm Soát (thuộc Đại hội đồng cổ đông), Ủy ban Kiểm toán (thuộc Hội đồng quản trị, có các thành viên độc lập và không điều hành), Hội đồng thành viên,….

 

 

Công việc và vai trò của Kiểm toán nội bộ

 

2. Sự khác nhau giữa Kiểm toán nội bộ và Kiểm soát nội bộ

Kiểm toán nội bộ là một vị trí dễ bị nhầm lẫn với kiểm soát nội bộ, nhưng về bản chất 2 vị trí này có nhiều điểm khác biệt như sau:

  • Kiểm soát nội bộ là một quy trình tổng thể toàn doanh nghiệp, hoặc là một hệ thống các cơ chế, quy trình, chính sách, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức. Trong khi đó, Kiểm toán nội bộ chỉ là một hoạt động/chức năng độc lập, khách quan và chỉ là một phần trong hệ thống quy trình Kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp.

  • Kiểm soát nội bộ phải được thực hiện bởi tất cả các cấp quản lý và nhân viên trong doanh nghiệp, diễn ra thường xuyên, liên tục. Trong khi đó, Kiểm toán nội bộ thường chỉ diễn ra vào một thời điểm nhất định trong năm (thường vào trước kỳ báo cáo tài chính)

 

3. Cơ hội thăng tiến của Kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ được đánh giá là một vị trí vô cùng rộng mở, là nơi “ươm mầm” cho các giám đốc tương lai của doanh nghiệp.

Thông thường, lộ trình thăng tiến của vị trí này tại các doanh nghiệp gắn với số năm làm việc như sau:

  • Kiểm toán nội bộ cấp đầu vào (Entry-level/Junior): 0-5 năm kinh nghiệm

  • Chuyên gia Kiểm toán nội bộ (Senior): 5-8 năm kinh nghiệm

  • Trưởng nhóm Kiểm toán nội bộ (Supervisor/Manager): tối thiểu 8 năm kinh nghiệm

  • Giám đốc Kiểm toán nội bộ (Chief): 10 năm kinh nghiệm trở lên

Theo báo cáo của TopCV, mức thu nhập trung bình của Kiểm toán viên nội bộ thường rơi vào khoảng hơn 23.800.000đ/tháng. Đặc biệt, mức lương cao nhất cho vị trí này là trên 92.800.000 đồng/tháng.

 

 

Nghề Kiểm toán nội bộ có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc 

4. Học gì để có thể trở thành Kiểm toán nội bộ?

Để trở thành Kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp, bạn nên học những môn như FA/F3 (Kế toán tài chính), FR/F7 (Báo cáo tài chính) của ACCA. Kiến thức được cung cấp sẽ giúp bạn đọc hiểu và phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp một cách dễ dàng. 

Ngoài ra, môn AA/F8 (Kiểm toán & các dịch vụ đảm bảo) sẽ giúp bạn hiểu rõ về quy trình của một cuộc kiểm toán, nhận định được các rủi ro kiểm soát và cách xử lý trong các trường hợp. Môn MA/F2 (Kế toán quản trị) sẽ mang lại kiến ​​thức và hiểu biết về các kỹ thuật kế toán quản trị cho bạn để hỗ trợ ban lãnh đạo trong việc lập kế hoạch, kiểm soát và giám sát hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh các môn học trên, ACCA còn cung cấp kiến thức sâu rộng ở nhiều mảng như Kế - Kiểm - Tài chính - Thuế. Vậy nên, khi sở hữu chứng chỉ này, bạn sẽ có cơ hội được tuyển dụng tại vị trí Kiểm toán nội bộ ở rất nhiều tập đoàn lớn như: Unilever, Big4, Vingroup... 

>> Bạn có thể tham khảo trọn bộ kiến thức các môn học ACCA ở "vũ trụ tài liệu" của SAPP Academy tại đây.

Như vậy nội dung bài viết trên đã giúp bạn giải đáp các câu hỏi xoay quanh nghề Kiểm toán nội bộ. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với SAPP để được tư vấn ngay nhé!

Đăng ký học ACCA tại SAPP Academy để tích lũy kiến thức và có cơ hội thăng tiến cao hơn trong lĩnh vực Kiểm toán.