Dù mới là sinh viên năm 3, trong khi các bạn khác vẫn còn đang lo lắng cho kỳ thi học kỳ tại trường thì Nhật Minh đã giành về cho bản thân một chiến tích đầy tự hào - Á Quân cuộc thi The Audit Race 2020 (TAR 2020). Tự thừa nhận rằng kiến thức chuyên ngành còn chưa mạnh, tư duy Kế - Kiểm cũng chưa nhiều, vậy điều gì đã giúp Nhật Minh trở thành Á Quân đầy thuyết phục trong cuộc thi vừa rồi? Hãy cùng tìm hiểu ngay bí quyết của chàng Á Quân này trong bài viết dưới đây nhé!
Chào mọi người, mình là Nhật Minh, hiện tại, mình đang là sinh viên năm 3 khoa Tài chính Ngân hàng, trường Đại học Ngoại thương Hà Nội. Mình từng đảm nhiệm vai trò Tổng phụ trách đối ngoại của cuộc thi Kiểm toán viên tài năng 2019. Năm nay, mình đã đăng ký tham gia cuộc thi The Audit Race 2020 do Đại học Kinh tế quốc dân tổ chức và may mắn trở thành Á Quân của cuộc thi.
Khi nghe thấy tên của mình được đọc lên, cảm xúc tự hào về bản thân tràn ngập, vì đây là cuộc thi sinh viên đầu tiên mình tham gia, bản thân mình lúc bắt đầu thi cũng không tự tin về vốn kiến thức Kế - Kiểm của mình so với những thí sinh khác. Việc trở thành Á Quân của TAR 2020 khiến mình cảm thấy mình đã tự chiến thắng bản thân mình, vượt lên khỏi những giới hạn trước đó.
Mình biết đến cuộc thi The Audit Race 2020 thông qua một bạn học ở SAPP, chúng mình đang học F3 ACCA cùng nhau và bạn ấy đã chia sẻ về TAR 2020 với mình. Thử thách bản thân chính là động lực thúc đẩy mình tham gia cuộc thi này vì mình chưa bao giờ thi cuộc thi nào cả, nên mình muốn thử xem năng lực của bản thân đang ở đâu trên chặng đường dài chinh phục Kế - Kiểm phía trước.
Theo mình, để vượt qua được vòng 1 suôn sẻ, bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm CV, những bằng cấp, chứng chỉ liên quan. Ở trong CV, bạn cần nêu bật những thế mạnh của bản thân, không cần viết quá dài và lan man, hãy viết ngắn gọn và súc tích, thể hiện được năng lực, kiến thức và kinh nghiệm về ngành Kế - Kiểm của chính mình. Mình nghĩ việc mình từng hoạt động CLB Kế toán - Kiểm toán viên tương lai của trường Đại học Ngoại thương và hoàn thành môn F3 ACCA là những yếu tố chính để mình vượt qua được vòng này.
Format đề thi test năng lực của TAR 2020 là hoàn thành 45 câu trắc nghiệm trong vòng 35 phút, nghĩa là bạn chỉ có 46 giây để suy nghĩ & trả lời một câu hỏi. Kiến thức trong đề thi phủ rộng từ Kiểm toán, Kế toán, Vĩ mô, Vi mô và IQ.
Trước khi bắt đầu vòng thi, mình đã đọc trước tài liệu các môn F của SAPP để review lại những kiến thức đã học và làm quen phần nào với các thuật ngữ, định nghĩa của kiến thức mới. Chiến lược làm bài của mình là tiết kiệm thời gian, mình sẽ nhìn tổng quan xuyên suốt 45 câu hỏi một lượt và bắt tay vào làm những câu dễ trước, như các câu hỏi về IQ, Kế toán,... để đạt được số điểm tối đa trong tầm tay. Khi chắc chắn các câu dễ đã được hoàn thành 100%, mình mới bắt đầu suy nghĩ về các câu khó và dành hết phần thời gian còn dư để hoàn thiện chúng.
Vòng 3: Networking & Training được chia làm 2 chặng riêng biệt.
Ở chặng 3.1, chúng mình được chia thành team 5 thành viên để giải một Case Study trong vòng 1 tuần cùng với sự giúp đỡ và đánh giá của Mentor.
Ở chặng 3.2, các thí sinh được chia thành các team 3 người và mỗi team sẽ chỉ có vỏn vẹn 40 phút để giải một Case Study và và sau đó chỉ được trình bày trước Ban Giám Khảo trong 5 phút.
Khó khăn lớn nhất của vòng 3 đối với mình đó chính là Kiến thức vì mình mới chỉ hoàn thành F3 ACCA và các kiến thức sẵn có chỉ xoay quanh Lập báo cáo tài chính, hạch toán các giao dịch cơ bản, bút toán kép, phân tích các chỉ số trong báo cáo tài chính,... nên mình đã phải tự đọc thêm kiến thức khá nhiều. Phần lớn tài liệu mình sử dụng là tài liệu của SAPP chia sẻ cho học viên. Ngoài ra, mình còn nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình từ các giảng viên ở SAPP, giúp mình bổ sung thêm tư duy và kỹ năng cho phần thi. Mình cám ơn SAPP rất nhiều vì sự hỗ trợ không ngừng nghỉ từ các anh chị trong quá trình mình tham gia thi cuộc thi này. SAPP là một phần không thể thiếu đóng góp vào chiến thắng này của mình.
Mặc dù nhận thấy bản thân không phải là thí sinh có nhiều kiến thức chuyên môn nhất, tuy nhiên, mình đã vượt qua vòng này bằng sự tự tin, thoải mái và tôn trọng, lắng nghe Ban Giám Khảo. Các kỹ năng mềm như trình bày tốt, mạch lạc trước BGK cũng là một thế mạnh của mình, vì thời gian thuyết trình cũng như Q&A rất ngắn nên mình đã phải chắt lọc và sắp xếp các ý chính cẩn thận và chỉ tập trung nói những thông tin quan trọng và thiết yếu, tránh nói dài và mất thời gian vào những thứ không hữu ích.
Chỉ còn 6 thí sinh cuối cùng được đi tiếp vào vòng 4 của cuộc thi và mình may mắn là 1 trong số đó. Ở chặng 4.1, 6 người chúng mình được chia thành 2 team và giải cùng một Case Study trong vòng 2 ngày.
Khó khăn lớn nhất ở chặng này có lẽ chính là thời gian - khi mà mỗi team chỉ có 2 ngày để tìm hiểu cốt lõi vấn đề và đưa ra được các giải pháp tối ưu, thuyết phục nhất. Khó khăn lớn thứ 2 là áp lực đè nặng khi TOP6 đều là những bạn rất giỏi và xuất sắc, mỗi người đều có một ưu thế riêng và hứa hẹn sẽ thể hiện hết mình trong từng chặng thi. Tuy nhiên, mình may mắn vì team mình làm việc khá ăn ý và hợp tính nhau, luôn đoàn kết, hỗ trợ và cùng nhau debate team còn lại cũng như trả lời Q&A của giám khảo thay vì tranh đua và đối đầu với nhau. Kết quả là, cả team mình đều đã lọt vào TOP4 của cuộc thi. Mình nhận thấy năng lực teamwork, kết hợp với đồng đội là yếu tố vô cùng quan trọng trong vòng thi này.
Hiện tại, mình đã hoàn thành F3 và đang theo học F7 tại SAPP Academy. Thật sự mình không biết nên mô tả như thế nào, vì SAPP cho mình nhiều hơn là một khóa học. Đầu tiên, mình phải chấm 10/10 điểm cho các anh chị giảng viên tại SAPP. Anh Nam, anh Kỳ, hay các anh chị khác đều là người có kiến thức rất rộng về chuyên môn, đã chia sẻ nhiều trải nghiệm thực tế và bài học giá trị với học viên, mình đã có thể sử dụng những kiến thức được truyền đạt để áp dụng vào cuộc sống và cả cuộc thi này.
Dịch vụ chăm sóc học viên của SAPP thì rất tận tâm, luôn sẵn sàng support và cứu đói mình mỗi buổi học với Teabreak ngon, xịn, mịn, tiếp thêm năng lượng để mình có thêm tinh thần trau dồi kiến thức. Ngoài ra, tài liệu học của SAPP rất phong phú, chuyên sâu và dễ hiểu. Ví dụ như môn F7, F8, mình có thể tự cải thiện và bù đắp được lỗ hổng kiến thức hai môn này bằng cách đọc các tài liệu của SAPP như Case Study F8 - 7 Dạng Bài Tập Thường Gặp hay Từ điển 600 từ F8 của SAPP. Các bạn học viên cùng lớp với mình cũng giúp đỡ mình rất nhiều trong quá trình học. SAPP đã giúp cho mình tự tin hơn và dám bước tiếp, để đạt được vị trí Á Quân của cuộc thi này. Mình cám ơn SAPP rất nhiều.
Dự định sắp tới của mình là hoàn thành các môn ACCA trong thời gian sớm nhất để chuẩn bị hành trang ứng tuyển vào các Doanh nghiệp Kiểm toán lớn. Mình chưa xác định mục tiêu là sẽ vào công ty nào, vì mình thấy BIG4 cũng như Non-BIG đều siêu ngầu và khó “nhằn”, nên mình sẽ cố gắng hết sức có thể để đạt được kết quả cao nhất. Mình cũng có thêm dự định là sẽ thi IELTS cũng như bắt đầu học CFA trong thời gian dài sắp tới.
Lời khuyên của mình dành cho các bạn đó chính là “Hãy tự tin chiến đấu hết mình và hãy dám vượt qua giới hạn của bản thân. Ngoài ra, hãy trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng để bản thân có thể sẵn sàng chinh chiến mọi cuộc đua”.
Cảm ơn Nhật Minh rất nhiều vì đã dành thời gian chia sẻ với SAPP cùng các bạn sinh viên về những trải nghiệm vừa qua của mình tại cuộc thi The Audit Race 2020. Chúc Nhật Minh luôn có thật nhiều sức khỏe và năng lượng để chinh phục được ACCA, CFA, Ielts và nhiều cuộc thi lớn khác trong tương lai!
>> Xem thêm tại:
NHẬN LỘ TRÌNH HỌC ACCA TỐI ƯU TẠI ĐÂY